TIỂU HỌC TÂN HƯƠNG VỚI CÁC TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ ĐỌC CHO HỌC SINH
Với mục đích là khơi dậy cho học sinh tình yêu sách, tạo hứng thú và đam mê với việc đọc sách, tăng cường vốn từ vựng và củng cố kỹ năng đọc cho học sinh, nhà trường đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng các tiết đọc thư viện. Tiết đọc tại thư viện được sắp xếp linh hoạt trong thời khóa biểu hoặc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Tiết đọc thư viện là tiết học có độ dài theo đúng quy định cho trường tiểu học (35 phút/tiết), do giáo viên hoặc nhân viên thư viện được tập huấn thực hiện, ở đó có các hoạt động đọc chính và các hoạt độngCác hoạt động trong Tiết đọc thư viện được thiết kế để giúp học sinh có thời gian trải nghiệm tích cực với việc đọc, giúp các em thấy việc đọc là hay, là thích thú. Học sinh được nghe cô đọc, đọc cùng cô, được chọn bạn, chọn sách để đọc trong môi trường có sự hỗ trợ.
Với hoạt động Đọc to nghe chung (Reading aloud), học sinh ngồi lắng nghe giáo viên đọc với giọng đọc diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể. Học sinh được quan sát tranh, phỏng đoán những diễn tiến tiếp theo của câu chuyện và trả lời những câu hỏi sau khi đọc để giúp phát triển khả năng hiểu và tư duy. Với hoạt động Cùng đọc (Shared reading) học sinh được lắng nghe giáo viên đọc và sau đó tham gia vào đọc cùng với cô. Giáo viên sẽ lựa chọn sách khổ lớn hoặc sách khổ nhỏ (nhiều bản) để giúp học sinh cùng tham gia đọc ở lượt đọc thứ hai.
Hoạt động Đọc cặp đôi (Pair reading) là giáo viên hướng dẫn cho học sinh chọn bạn, chọn sách để cùng đọc. Hoạt động Đọc cá nhân (Independent reading) là giáo viên hướng dẫn cho mỗi học sinh tự chọn cho mình một cuốn sách để đọc. Ở hai hoạt động này, giáo viên sử dụng quy tắc 05 ngón tay để giúp học sinh chọn sách phù hợp và sử dụng hệ thống câu hỏi sau khi đọc để giúp các em chia sẻ những cảm nhận về cuốn sách mà các em đã đọc được với các bạn của mình.
Việc nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho học sinh có thể thực hiện hiệu quả trong các tiết đọc sách. Bên cạnh đó, việc kết hợp đọc sách, tìm hiểu câu chuyện, phát triển vốn từ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là hoạt động làm sản phẩm( viết, vẽ, thủ công,… ) sẽ khiến học sinh vô cùng hào hứng. Đối với học sinh trường Tiểu học Tân Hương, tiết đọc sách thực sự đã trở thành tiết học thú vị luôn được mong chờ. Các em có thể thấy ngay ích lợi của việc đọc sách thông qua việc làm sản phẩm, được thoải mái chọn đọc những quyển sách yêu thích và chia sẻ nó với bạn bè. Cũng trong tiết đọc sách, giáo viên có thể giúp học sinh tiếp cận với nhiều thể loại văn bản khác nhau mà trong các tiết Tiếng Việt các em chưa được làm quen. Đây chính là nấc thang đầu tiên để các em trở thành người đọc độc lập sau này.
Rõ ràng, nhờ tiết đọc thư viện mà học sinh có cái nhìn khác về việc đọc sách. Các em không chỉ hứng thú, yêu thích đọc sách hơn mà còn tích lũy được vốn từ, khả năng sáng tạo và được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Và trên hết, các em được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong lứa tuổi tiểu học, đặt móng cho việc đọc sách suốt đời.
Sa Sau đây là một số hình hình ảnh tại tiết đọc thư viện:
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
.jpg)
Tin và bài: Hà Thị Thủy